



Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, gần đến giờ cúng mừng lúa mới, thường vào khoảng 9 giờ sáng, thầy cúng nổi một hồi trống, rồi đọc lời khấn thông báo với thần linh những thành quả của năm cũ. Yang ơi kơdu, ơi kơdai, yang chứ, yang ia… cầu mong thần linh và linh hồn ông bà tổ tiên ăn cơm mới phù hộ cho dân làng được mùa bội thu, mưa thuận gió hòa; cho chủ lúa sức khỏe, cho rẫy lúa chín vàng. Cầu mong thần hãy phù hộ đưa hồn lúa về tận kho, tận chòi, tận nhà.
Thầy cúng Rơ Ô Bhung làm lễ mời rượu thần linh, mẹ lúa…
Cũng theo thầy cúng Rơ Ô Bhung, Lễ cúng mừng lúa mới tại rẫy lúa sẽ có các lễ vật gồm 1 ghè rượu, 1 con gà. Thầy cúng chạm 7 lần vào ghè rượu, dâng lễ và cầu khấn 7 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) cho những loại giống lúa: lúa trô, blia, chke… cho lúa mau chín, cho lúa thơm ngon.
Phong tục tập quán của người J’Rai là mẫu hệ, chính vì vậy sau khi cúng xong nguời được mời rượu đầu tiên là người vợ và phụ nữ trong nhà. Sau đó là chủ lúa và anh của vợ chủ lúa, rồi lần lượt khách đến dự từ lớn đến nhỏ cùng uống rượu.
Đồng bào J’Rai theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ sẽ uống rượu trước để lấy may
Dâng lễ xong đến phần mời rượu, ghè rượu thứ 1 theo chế độ mẫu hệ, là người vợ, mẹ vợ, mẹ của chủ lúa cùng uống một lúc, tiếp theo là chủ lúa, anh vợ chủ lúa cùng uống rượu (lúc này thầy cúng chia cho chủ lúa 1 chén thịt và anh vợ chủ lúa 1 chén thịt). Sau khi anh vợ uống xong thì lấy 1 đùi trước của con heo trao cho thầy cúng để tạ ơn thầy cúng. Ghè thứ 2 được mời người bác vợ của chủ lúa và người bác của chủ lúa để tỏ lòng biết ơn 2 người bác. Ghè rượu thứ 3 được mời thầy cúng để tỏ lòng biết ơn.
Chuẩn bị màn hội sau Lễ mừng lúa mới
Kết thúc phần lễ là phần hội vô cùng sôi động, đồng bào J’Rai tập trung dưới mái nhà rông cùng đánh chiêng, nhảy múa, ăn uống, trao đổi kinh nghiệm và chúc nhau sức khỏe, vụ mùa mới bội thu. Dân làng chung vui bên ghè rượu cần và hòa mình trong nhịp chiêng vang khắp núi rừng. nới rộng vòng xoang. Sau phần lễ là phần hội, trong men rượu cần, tiếng cồng, tiếng chiêng, điệu xoan của đồng bào và du khách.
Bà con vui hội để tăng tình đoàn kết và giữ gìn nét văn hóa truyền thống
Lễ cúng lúa mới không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người J’Rai, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tạo thành sợi dây gắn kết cộng đồng trên khắp các buôn làng. Đây là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào J’Rai cần được bảo tồn và gìn giữ để thế hệ con cháu tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tags: Lễ hội đặc sắc
![]() |
||
- Đặc sắc, ấn tượng và độc đáo: Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hoá
- Độc đáo nghi lễ mộc dục của lễ hội chùa Thầy
- Tết Chôl Chnăm Thmây giữa lòng thủ đô Hà Nội
- Tái hiện Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu tại Làng Văn hóa
- Tái hiện Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô
- Lễ hội Đền Và nổi tiếng xứ Đoài sẽ diễn ra từ 14 tháng Giêng
-
Đẳng Cấp và Phong Cách với Bộ Sưu Tập Đồng Hồ Nữ: Sang Trọng, Quý Phái và Thời Trang
-
Bí quyết Chăm sóc Da Cho Bé: Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo với Kem, Sữa Tắm Chống Dị Ứng
-
Khám Phá Mốt Thời Trang Nữ: Xu Hướng Đang Làm Mưa Làm Gió Trong Năm Nay”
-
Tổng Hợp Đồ Dùng Cho Bé: 24 dụng cụ hữu ích không thể thiếu trong gia đình có em bé
-
Xe Đẩy Em Bé COCOBEE: Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Bé Sơ Sinh – Gấp Gọn, Đa Tính Năng
-
Tam Quốc diễn nghĩa. Tác giả: La Quán Trung. Nhà văn Trung Quốc
-
Tây Du Ký. Tác giả: Ngô Thừa Ân. Nhà Văn Trung Quốc
-
Ba chàng lính Ngự lâm. Tác giả: Alexandre Dumas. Nhà văn Pháp
-
Truyện cổ Andersen. Tác giả: Hans Christian Andersen. Nhà văn Đan Mạch
-
Truyện cổ Grimm. Tác giả: Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm
- Tái hiện Lễ hội cầu mùa đầu năm mới của đồng bào dân tộc Dao Tiền
- Cùng đồng bào J’Rai vui Lễ mừng lúa mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ-Con của dân tộc Ê Đê tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
- Tái hiện Lễ tạ ơn (Pang Phoóng) của dân tộc Kháng
- Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
- Giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật xòe Thái”