Thứ Tư, 11/09/2024 - 20:57

hhh Danh mục: Đám cưới truyền thống các dân tộc Việt Nam

 

Độc đáo tục “bắt chồng” của người dân tộc Chu Ru ở Lâm Đồng

Nếu Tây Bắc có tập tục “bắt vợ” của đồng bào người Mông, Thái, Dao, thì ở Tây Nguyên, người đồng bào Chu Ru lại có tập tục “bắt vợ”.
Tập tục bắt chồng của người Chu Ru (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) được cho là bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ của họ. Trải qua bài thăng trầm lịch sử, họ vẫn còn lưu giữ đến nay.
Người Chu Ru là một trong số các dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa đảo ở khu vực miền Nam, Việt Nam. Tộc người này có dân số tương đối ít, chỉ khoảng 10.000 nhân khẩu. Họ sống phân bố ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và một số rất ít ở Ninh Thuận. Họ vẫn còn lưu giữ rất nhiều tập tục độc đáo, trong đó có cả tục “bắt chồng”.

Tập tục “bắt chồng” của người Chu Ru

Khi một cô gái Chu Ru thích một chàng trai nào đó, cô ấy sẽ về thưa chuyện với bố mẹ mình, để mang lễ đến nhà chàng trai hỏi cưới. Theo đó, trong 3 tháng mùa xuân, đàng gái sẽ chọn ngày và mang hoa quả đến nhà trai dò hỏi. Trong trường hợp đàng trai không đồng ý, đàng gái sẽ ra về và hẹn sẽ lại đến, cho đến khi nào đàng trai đồng ý gả con mới thôi.
Lần đến kế tiếp, đàng gái sẽ đi đông người hơn lần trước, và thường đi vào ban đêm để tránh tiếng. Lần này, cô gái sẽ không đi cùng đoàn, nhằm tránh trường hợp chàng trai từ chối lần nữa thì xấu mặt với dân làng. Ở lần đến sau này, nhà gái sẽ vừa thuyết phục, vừa cố gắng đeo nhẫn vào tay chàng trai. Nếu chàng trai vẫn từ chối, những người đàn ông của nhà gái sẽ cố gắng bằng mọi cách đeo nhẫn vào tay chàng trai cho bằng được.
 

Nhẫn cưới của người Chu Ru

Khi trên tay chàng trai có chiếc nhẫn của nhà gái, lúc này chàng trai chính thức trở thành chàng rể. Chàng trai nếu muốn tháo nhẫn trả lại, thì sẽ phải chuẩn bị trâu, rượu để trả lễ cho nhà gái. Trường hợp chàng trai thuận tình, nhà gái sẽ chuẩn bị các lễ vật cần thiết để đón rể. Nhà trai sẽ được quyền đưa ra các yêu cầu về lễ vật dẫn cưới.

Nói về nhẫn cưới của người Chu Ru, đây là vật khá quan trọng đối với họ. Vì thế, người Chu Ru thường tốn khá nhiều công sức để làm nên cặp nhẫn này. Vật liệu chính để làm nên cặp nhẫn này, gồm: bạc, sáp ong, một ít đất sét trong rừng già và phân trâu. Theo quan niệm của người Chu Ru, trâu là một linh vật mang sức mạnh của sự sung túc, đầm ấm. Trong khi đó, sáp ong thể hiện sự chăm chỉ, cần mẫn.


Lễ vật dẫn cưới của người Chu Ru phải có khăn xanh và khăn trắng
 
Ngoài nhẫn cưới, hạt cườm thì trong các lễ vật dẫn cưới của người đồng bào Chu Ru còn phải có thêm khăn trắng và khăn xanh. Khăn xanh để dành cho các bà, các chị, còn khăn xanh để dành cho các anh, các chú. Số lượng lễ vật thách cưới ít hay nhiều là do nhà trai quyết định, nhà gái phải đáp ứng đủ lễ thì mới được cưới chồng.

Lễ cưới của người đồng bào Chu Ru

Trước ngày cưới, cô dâu sẽ ở nhà chồng một tuần. Trong thời gian này, cô dâu phải trổ tài nội trợ, cũng như làm các công việc nặng nhọc khác. Đồng thời, cô dâu mới phải bỏ tiền túi để sắm sửa các đồ dùng cần thiết cho chồng.

Đến ngày thứ 8 hoặc ngày thứ 10, nhà gái mang các lễ vật, gồm lễ vật dẫn cưới và lương thực, thực phẩm và một con heo đến để nhà trai làm 5 – 7 mâm cổ thết đãi bà con, họ hàng. Kết thúc bữa tiệc, nhà gái đưa con về nhà mình.


Các nghi thức trong lễ cưới của người Chu Ru
 
Vào ngày cưới, nhà gái sang nhà trai tiến hành các thủ tục làm lễ và rước rể về nhà. Sau phần dặn dò, cho của hồi môn,  mẹ cô gái sẽ choàng và thắt khăn cho đôi trẻ. Việc trùm khăn lên đầu cặp đôi mới cưới là một nghi thức quan trọng trong hôn lễ của người Chu Ru. Việc này thể hiện cho ước muốn cầu mong cho đôi lứa hạnh phúc, luôn có nhau cho dù lúc vinh hoa hay hoạn nạn.

Sau phần lễ, đàng gái sẽ mời hai họ ra giữ nhà uống rượu, đấu chiêng và hát đối. Hai họ ăn uống chúc mừng đôi trẻ, mọi mâu thuẫn, bất đồng của hai dòng họ từ nay cũng được xóa bỏ. Theo tục lệ của người Chu Ru, trong năm đầu tiên, chàng trai phải ở rễ để thử thách tình yêu của hai vợ chồng. Sau một năm, bên đàng trai sẽ cho con trai ít vốn, có thể là trâu bò, quần áo, tô chén,… Trong khi đó, bên đàng gái sẽ cho hai vợ trẻ một số vốn, rồi hỏi họ muốn ra riêng hay ở chung với bố mẹ.


Sau phần nghi thức sẽ là phần đãi tiệc ở sân
 
Như đã nói, người Chu Ru theo chế độ mẫu hệ, vì thế, trong gia đình mọi việc lớn nhỏ đều do người phụ nữ quyết định, con cái sinh ra đều mang theo họ mẹ. Tuy nhiên, vai trò và vị trí của người chồng trong gia đình không vì thế mà bị xem nhẹ.

Tục “bắt chồng” của người Chu Ru vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay, góp phần làm đa dạng nền văn hóa Việt Nam trong đó có bản sắc của Đám cưới truyền thống các dân tộc Việt Nam. Để rồi, mỗi mùa xuân đến, những người thiếu nữ Chu Ru lại rạo rực, bồi hồi chờ đợi giây phút được đeo chiếc nhẫn vào ngón tay người mình thương nhớ!

Một số hình ảnh

hhh Danh mục: Đám cưới truyền thống các dân tộc Việt Nam

 



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *